Tags:

Nhiễm mặn

  • Lợi ích kép từ chuyển đổi cây trồng

    Lợi ích kép từ chuyển đổi cây trồng

    Nhằm tổ chức lại sản xuất theo hướng bền vững, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, mùa khô 2023 – 2024, Tiền Giang đã chuyển trên 8.000 ha đất canh tác tại những địa bàn khó khăn như ven sông, ven biển, trong vùng Đồng Tháp Mười, cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền… sang trồng màu, cây ăn quả và các cây trồng thích hợp khác. Trong số đó, nông dân chuyển sang trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả đặc sản trên 1.600 ha tại các huyện, thị phía Tây.

  • TP Hồ Chí Minh: Nhiều phương án đảm bảo an toàn cấp nước sạch cho người dân

    TP Hồ Chí Minh: Nhiều phương án đảm bảo an toàn cấp nước sạch cho người dân

    Thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm, mặn xâm nhập... Điều này khiến các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh phải triển khai đồng loạt các giải pháp để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân.

  • Lúa nhiễm mặn, người dân lo lắng kế sinh nhai

    Lúa nhiễm mặn, người dân lo lắng kế sinh nhai

    Mặc dù đã rửa mặn, gieo cấy lại đến lần 3 nhưng khoảng 20 ha diện tích đất sản xuất lúa của người dân ở các thôn Vị Khê, thôn Hàn, xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) vẫn không nẩy mầm, sinh trưởng. Hơn 70 hộ dân có diện tích lúa bị chết do nhiễm mặn đang lo lắng cho kế sinh nhai bởi nguồn thu nhập chính của họ đến từ cấy lúa.

  • Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Hải Dương

    Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Hải Dương

    Thời gian gần đây, độ mặn nước sông tại các cửa cống ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và thị xã Kinh Môn của tỉnh Hải Dương ở mức cao, có những thời điểm vượt hơn 10 lần mức cho phép. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi của những xã giáp cửa sông. Cuộc sống của người dân cũng vất vả hơn do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn không thể sử dụng trong sinh hoạt.

  • Bàn giao hệ thống lọc nước cho người dân vùng hạn mặn

    Bàn giao hệ thống lọc nước cho người dân vùng hạn mặn

    Ngày 22/3, tại xã Tân Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Tập đoàn Keppel phối hợp cùng Báo Tiền Phong tổ chức lễ trao tặng hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn.

  • Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện, xử lý hành vi vận chuyển cát trái phép

    Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện, xử lý hành vi vận chuyển cát trái phép

    Ngày 13/3, Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện, xử lý 3 phương tiện thủy vận chuyển cát không rõ nguồn gốc trên địa bàn huyện Cần Giờ, thu giữ tang vật là 1.400m3 cát nhiễm mặn.

  • Tăng gia sản xuất trên quần đảo Trường Sa

    Tăng gia sản xuất trên quần đảo Trường Sa

    Tại nhiều đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, sóng to gió lớn quanh năm, đất có độ nhiễm mặn cao nên rau xanh ở đảo trồng rất khó khăn. Tuy nhiên, càng khó khăn cán bộ, chiến sĩ luôn ý thức, nỗ lực bảo nhau chăm sóc, che chắn từng cọng rau, cái lá, tưới nước, tăng gia sản xuất. Hàng ngày những luống rau vẫn lên xanh tốt, bất chấp gió biển vẫn quật từng đợt vào lưới chắn của nhà màng.

  • Hệ lụy dẫn mặn nhập đồng từ nuôi tôm tự phát

    Hệ lụy dẫn mặn nhập đồng từ nuôi tôm tự phát

    Từ những cánh đồng trù phú, màu mỡ tốt tươi, hiện nay, do bị ngập mặn khiến nhiều diện tích đất trồng lúa, sản xuất hoa màu của người dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang hoặc trồng cây không có hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn nước bị nhiễm mặn khiến cuộc sống người dân đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi thiếu nguồn nước sinh hoạt. Đây chính là hệ lụy của việc “dẫn mặn nhập đồng” do nuôi tôm tự phát của người dân.

  • Hiệu quả phát triển cây màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn

    Hiệu quả phát triển cây màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn

    Hiện nay, tại các huyện nằm ven biển tỉnh Tiền Giang đang tập trung phát triển diện tích màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn thay cho cây lúa một vụ. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

  • Đà Nẵng: Đảm bảo cấp nước khi sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn

    Đà Nẵng: Đảm bảo cấp nước khi sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn

    Những ngày qua, nước sông Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đang bị nhiễm mặn nặng. Sông Cẩm Lệ là nguồn thu nước thô cho nhà máy nước Cầu Đỏ, nơi cung cấp nước sạch cho các quận trung tâm thành phố. Vì vậy cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng đã triển khai các giải pháp cấp bách để đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch cho người dân thành phố Đà Nẵng.

  • Tìm giải pháp để huyện đảo Lý Sơn có nguồn nước sinh hoạt bền vững

    Tìm giải pháp để huyện đảo Lý Sơn có nguồn nước sinh hoạt bền vững

    Vào mùa nắng nóng, lượng nước ngầm trên đảo Lý Sơn thường sụt giảm và nhiễm mặn gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Ngãi đang tìm các giải pháp để Lý Sơn sớm có nguồn nước sinh hoạt bền vững phục vụ hiệu quả đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.

  • Khuyến cáo không trồng sầu riêng trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn

    Khuyến cáo không trồng sầu riêng trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn

    Do lợi nhuận hấp dẫn từ cây sầu riêng thời điểm này, nông dân các địa phương ở tỉnh Tiền Giang nói riêng, các tỉnh khu vực phía Nam nói chung đang có xu hướng chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng sầu riêng xuất khẩu.

  • Phú Yên cho phép khai thác cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng

    Phú Yên cho phép khai thác cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng

    Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng các công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã cho phép một số doanh nghiệp khai thác cát nhiễm mặn trên địa bàn thành phố Tuy Hòa để làm vật liệu xây dựng thông thường.

  • Xây dựng vùng chuyên canh sả trên đất nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền

    Xây dựng vùng chuyên canh sả trên đất nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền

    Thực hiện Đề án "Cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng huyện đến năm 2025", huyện Tân Phú Đông đã chuyển đổi trên 3.700 ha đất trồng lúa một vụ năng suất bấp bênh, hiệu quả thấp sang trồng chuyên canh sả, tập trung tại các xã Phú Thạnh, Phú Đông nằm ở hạ lưu sông Tiền. Đây cũng là vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang hiện nay.

  • Phát triển nuôi trồng thủy sản nơi cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền

    Phát triển nuôi trồng thủy sản nơi cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền

    Tân Phú Đông là huyện cù lao, nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại trên sông Tiền, tiếp giáp với biển Đông, chiều dài bờ biển 12 km, Tân Phú Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. 

  • Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển

    Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển

    Nhiều năm nay, người dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá luôn phải dùng nước mưa để sinh hoạt mỗi ngày, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu làm nguồn nước giếng khoan bị xâm thực nhiễm mặn, nhiễm phèn nên các hộ dân không thể sử dụng.

  • Nghiên cứu dùng cát biển làm nền đường cao tốc

    Nghiên cứu dùng cát biển làm nền đường cao tốc

    Việc dùng cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ bổ sung cho nguồn cát sông đang bị thiếu hụt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là chủ đề chính của Hội thảo chuyên đề "Sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường ô tô ở Đồng bằng sông Cửu Long" do Trường Đại học Giao thông vận tải phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) tổ chức ngày 5/5, tại Hà Nội.

  • Nữ tiến sỹ Việt Nam nhận giải thưởng quốc tế về nghiên cứu tình hình nhiễm mặn

    Nữ tiến sỹ Việt Nam nhận giải thưởng quốc tế về nghiên cứu tình hình nhiễm mặn

    Tạp chí Tiến bộ trong khoa học Trái đất và Hành tinh (PEPS) thuộc Hội địa vật lý Nhật Bản (JpGU) vừa trao giải thưởng “Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021” cho một nữ Tiến sĩ trẻ người Việt Nam với công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm mặn tại khu vực sông Mekong.

  • Khô hạn và nhiễm mặn trên diện rộng ở Quảng Nam

    Khô hạn và nhiễm mặn trên diện rộng ở Quảng Nam

    Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vụ Hè Thu tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hàng ngàn ha lúa mới gieo sạ hơn một tháng đang đối diện với tình trạng thiếu nước. Nguy cơ giảm năng suất và mất mùa do thời tiết đang hiện hữu.

  • EVNGENCO 3 trao tặng hệ thống lọc nước nhiễm mặn tại Cà Mau

    EVNGENCO 3 trao tặng hệ thống lọc nước nhiễm mặn tại Cà Mau

    Thời gian qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, toàn tỉnh Cà Mau nói riêng, thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhiều bà con phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt sử dụng, cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn. Với mong muốn giúp người dân tỉnh Cà Mau có điều kiện sử dụng nước ngọt lâu dài, sáng ngày 07/07/2020, Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) tổ chức lễ bàn giao hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt tại xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, trị giá hơn 300 triệu đồng, với công suất 2.000 lít/giờ, mỗi ngày với khoảng 10 giờ vận hành, hệ thống có thể lọc được 20m3 nước ngọt để sử dụng.